Các bệnh trẻ em dễ mắc phải vào mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, siêu vi khuẩn cũng như ký sinh trùng phát triển. Cơ thể trẻ em chưa có đề kháng nên dễ dàng bị các tác nhân gây bệnh tấn công. 

Hôm nay đưa con gái đi khám và tiêm chủng định kỳ. Phòng khám nhi luôn đông kịch các bé với đầy đủ các loại bệnh vào mùa nắng nóng. Dưới đây là những bệnh thường gặp ở trẻ em trong mùa nắng nóng: 

1. Bệnh mụn nhọt, chàm

Vào mùa hè, trẻ rất dễ nổi mụn nhọt, nhất là đối với những trẻ có cơ địa nóng. Mức độ nhẹ, có thể tự khỏi. Nặng hơn, có thể gây đau nhức, sốt, biếng ăn, có thể phải chích mụn để thoát lưu mủ. Rôm sảy và nhiễm trùng da cũng thường xuất hiện ở trẻ do đổ mồ hôi quá nhiều.

Bệnh chàm thường gặp ở trẻ em
Bệnh chàm ở trẻ em thường gặp ở mùa nắng nóng
Để tránh hiện tượng này, cha mẹ cần phải thường xuyên tắm rửa sạch sẽ và gội đầu cho trẻ để trẻ đỡ ngứa ngáy khó chịu. Tránh cho trẻ nghịch đất, cát bẩn. Cho trẻ uống thật nhiều nước rau quả. Không tự ý nặn hoặc bôi thuốc lên mụn vì có thể gây nhiễm trùng nặng hơn.

Mặc cho trẻ quần áo thoáng mát và hút mồ hôi, chịu khó thay quần áo khi trẻ ra nhiều mồ hôi, nhất là ở những trẻ hiếu động để tránh bị cảm lạnh, chốc lở, nhiễm nấm. Không để trẻ gãi hay "giết" rôm sảy để tránh làm tổn thương da, nhiễm trùng da.


Cha mẹ nên chú ý cắt ngắn móng tay cho trẻ, rửa tay thường xuyên để giữ vệ sinh tốt và hạn chế bệnh. Nếu đi ra ngoài thì nên che chắn cơ thể kyĩ với mũ rộng vành, áo chống nắng, kính râm... để tránh ra nhiều mồ hôi. 

2. Viêm đường hô hấp

Viêm đường hô hấp ở trẻ em là bệnh thường gặp với tỉ lệ 30-50%. Bệnh này ở trẻ em thường xảy ra khi thời tiết chuyển mùa hay giao mùa, môi trường nóng, lạnh đột ngột và ô nhiễm. Triệu trứng của bệnh là trẻ thở khò khè, khó thở, đau ngực, mệt mỏi quấy khóc và lười ăn, ăn hay nôn, ói.

Để phòng tránh bệnh cho trẻ, cha mẹ cần phải thường xuyên vệ sinh tai, mũi, họng cho bé đúng cách. Ngoài ra, cha mẹ nên học cách sử dụng điều hòa hợp lý. Không xối thẳng quạt vào người, vào mặt của bé, mà chỉ để quạt xoay xung quanh. Không nên cho bé ăn đồ ăn thức uống lạnh.


Cũng cần chú ý bù đủ nước mất cho cơ thể, cung cấp nhiều vitamin từ trái cây, rau tươi để tăng cường sức đề kháng. 

3. Tiêu chảy cấp

 Là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ vì do cơ thể mất nước và điện giải, tiêu chảy cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của trẻ. Khi trẻ đi ngoài phân lỏng hay bị tóe nước trên 3 lần/24 giờ là trẻ đã bị tiêu chảy. Vào mùa nắng nóng, trẻ thường bị tiêu chảy do vi khuẩn (như E.Coli) hoặc do virus.

Khi trẻ bị tiêu chảy, việc đầu tiên các bậc cha mẹ cần làm là cho con uống nước oresol, không nên bắt trẻ phải nhịn ăn, tiếp tục cho trẻ bú mẹ nếu trẻ đang trong thời kỳ bú. Khi trẻ khỏi nên cho trẻ ăn tăng bữa để trẻ lấy lại được sự cân bằng nhanh chóng. Không được uống bất cứ loại thuốc nào nếu như không được bác sĩ chỉ định.

Cung cấp cho trẻ các loại vitamin và các loại nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, đồng, acid folic... Khi chế biến thức ăn cho trẻ, các bậc cha mẹ phải chú ý tới việc chế biến, việc bảo quản thức ăn và nguồn nước phải được bảo đảm vệ sinh. 

4. Sốt virus

Biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virus (hay gọi là sốt siêu vi), thường từ 38-39oC, thậm chí 40-41oC. Trong cơn sốt trẻ thường mệt mỏi và ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol… Khi hạ sốt trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường. Ở trẻ lớn thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ thì quấy khóc, vật vã.

Để hạ nhiệt cho trẻ, các bậc cha mẹ cho trẻ nằm nơi thoáng mát, chườm mát bằng bằng nước ấm thấp hơn thân nhiệt của trẻ 2oC (không chườm đá hoặc nước lạnh) rồi hạ nhiệt bằng cách dùng viên hạ sốt. Nếu tình trạng không cải thiện, xuất hiện co giật, rét run thì đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Cho trẻ ăn chế độ giàu chất dinh dưỡng, ăn lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước hoa quả. 

5.  Bệnh tay chân miệng

 Bệnh tay, chân và miệng là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Bệnh có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời. Bệnh này thường xuất hiện trong mùa hè ở trẻ em với triệu trứng ban đầu có thể là sốt thường kèm theo một cơn đau họng. Từ một đến hai ngày sau khi bị sốt, các nốt mụn lở đau rát có thể xuất hiện trong miệng hoặc cổ họng. Chứng phát ban có thể nhìn thấy rõ ràng trên bàn tay, bàn chân, miệng, lưỡi, bên trong má, và đôi khi cũng gặp ở mông.

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em
Bệnh tay chân miệng rất dễ mắc phải ở trẻ em

Đây là một bệnh dễ lây lan. Đường lây truyền thường từ người sang người do tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của trẻ.

Hiện nay chưa có phương pháp phòng bệnh đặc hiệu cho Bệnh tay, chân, miệng tuy nhiên chúng ta có thể làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh bằng cách vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, vệ sinh nơi ở cũng đồ chơi của bé. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng là cách tốt để phòng bệnh cho trẻ.

Hỏi bác sĩ nhi đồng
(Tổng hợp từ Internet)


Share on Google Plus

Unknown

(1) Tập hợp các giải đáp thắc mắc về bệnh trẻ em từ Fanpage "Hỏi bác sĩ nhi đồng" của BS.Trương Hữu Khanh, BV Nhi Đồng 1. (2) Quy trình chăm sóc trẻ và các quy trình kỹ thuật cô Thanh Nga đã biên soạn đơn giản hóa các bước thực hiện cho các mẹ/người chăm sóc trẻ tham khảo khi chăm sóc bé. Các trả lời và quy trình chỉ có giá trị THAM KHẢO cho các bậc cha mẹ, không phải CHẨN ĐOÁN.
    Blogger Comment
    Facebook Comment