“Hỏi bác sĩ nhi đồng” đang “đông khách” và chạy ngon lành thì bỗng dưng từ chiều 11-4 bác sĩ Khanh không thể vô tư vấn được.
Cách đây hai ngày, trong một cuộc ngồi trò chuyện với bác sĩ Trương Hữu Khanh - trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 - và nhóm bạn, câu chuyện chỉ xoay quanh một đề tài: trang fanpage “Hỏi bác sĩ nhi đồng” trên Facebook bị tấn công.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Người sáng lập "Hỏi bác sĩ nhi đồng" |
Vị bác sĩ dáng vẻ phong trần được nhiều người yêu mến gọi là “ông mê trẻ con” chốc chốc lại trầm ngâm đặt ra câu hỏi: “Họ phá làm gì nhỉ? Trang này mình lập ra chỉ nhằm giúp phụ huynh có kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ chứ có làm gì ai đâu?”...
Quyết định nghỉ “phòng mạch 15.000 đồng” (bao gồm phí khám bệnh và tiền thuốc cho một bệnh nhân) của bác sĩ Khanh vào đầu năm 2015 khiến nhiều người ngạc nhiên, nuối tiếc.
Những tưởng ông sẽ nghỉ ngơi sau hơn 25 năm cần mẫn đi về khám bệnh cho bệnh nhi vùng ven, chủ yếu là con em gia đình nghèo.
Vậy nhưng một phòng mạch mới ra đời, nó mang đầy đủ hơi thở của cuộc sống thời công nghệ: phòng mạch online (trực tuyến) với tên gọi mộc mạc và thẳng như tính cách của ông - “Hỏi bác sĩ nhi đồng”.
Mới chỉ xuất hiện hơn nửa tháng, “Hỏi bác sĩ nhi đồng” đã có gần 20.000 lượt “like” (thích) và thu hút hơn 1.000 câu hỏi.
Có thể điểm danh đủ loại vấn đề về sức khỏe trẻ em, từ các bệnh nhiễm, hô hấp, thần kinh, tiêu hóa, cho đến những “chuyện thường ngày” như xổ giun, mọc răng, thậm chí là chuyện chọn giày, chuyện trẻ quấy khóc, dỗ không nín... Tất cả đều được chính bác sĩ Khanh tư vấn một cách ngắn gọn, dễ hiểu.
Vậy mà bỗng dưng từ chiều 11-4 bác sĩ Khanh không thể vô tư vấn được.
Nhiều phụ huynh sốt ruột không ngớt hỏi ông: “Bác sĩ đi đâu rồi?”, “Bác sĩ có sao không ạ?”. “Có phụ huynh kia rất hay nha, khi thấy tôi xuất hiện liền nhắn: mừng quá, bác sĩ đã trở lại” - ông kể, mắt ánh lên nét xúc động trước niềm vui giản dị.
Trong khi một thế lực ẩn danh nào đó trong thế giới mạng tìm cách tấn công, phá hoại trang fanpage thì cũng chính từ thế giới mạng nhiều người đã chia sẻ với bác sĩ Trương Hữu Khanh.
Có người sốt sắng “sẽ huy động đội ngũ IT giỏi nhất để bảo vệ bằng được phòng mạch”; không ít người ngỏ ý xây dựng website để “bác Khanh yên tâm tư vấn”, phục vụ cộng đồng lâu dài hơn...
“Cái gì không thể giết được bạn sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn” - bác sĩ Khanh chia sẻ lời một bài hát nước ngoài với quyết tâm sẽ tiếp tục làm và làm cho “Hỏi bác sĩ nhi đồng” hay hơn, phục vụ cộng đồng tốt hơn.
“Trước mắt mỗi ngày sẽ dành 2 giờ để tư vấn. Không còn cách nào khác, vẫn làm thôi, mặc ai đó phá” - bác sĩ Khanh nói.
“Hỏi bác sĩ nhi đồng” sẽ tiếp tục hoạt động và rất có thể nó vẫn là mục tiêu phá hoại của một ai đó trong chốn “giang hồ” mạng.
Nhưng nói như bác sĩ Khanh, trang fanpage này bị phá sẽ lập trang fanpage khác, thậm chí một trang web đàng hoàng sẽ được dựng lên để ông yên tâm tư vấn.
Chỉ tiếc là mong ước được làm việc tốt lại gặp phải những trở lực không đáng có từ cộng đồng mạng, để cuối cùng những người bị thiệt hại chính là bệnh nhi cùng các phụ huynh.
“Họ phá làm gì nhỉ? Trang này mình lập ra chỉ nhằm giúp phụ huynh có kiến thức chăm sóc sức khỏe trẻ em chứ có làm gì ai đâu?”. Câu hỏi của vị bác sĩ yêu trẻ con liệu có đủ đánh thức lương tri của những tác giả đã tấn công “Hỏi bác sĩ nhi đồng”?
Quyết định nghỉ “phòng mạch 15.000 đồng” (bao gồm phí khám bệnh và tiền thuốc cho một bệnh nhân) của bác sĩ Khanh vào đầu năm 2015 khiến nhiều người ngạc nhiên, nuối tiếc.
Những tưởng ông sẽ nghỉ ngơi sau hơn 25 năm cần mẫn đi về khám bệnh cho bệnh nhi vùng ven, chủ yếu là con em gia đình nghèo.
Vậy nhưng một phòng mạch mới ra đời, nó mang đầy đủ hơi thở của cuộc sống thời công nghệ: phòng mạch online (trực tuyến) với tên gọi mộc mạc và thẳng như tính cách của ông - “Hỏi bác sĩ nhi đồng”.
Mới chỉ xuất hiện hơn nửa tháng, “Hỏi bác sĩ nhi đồng” đã có gần 20.000 lượt “like” (thích) và thu hút hơn 1.000 câu hỏi.
Có thể điểm danh đủ loại vấn đề về sức khỏe trẻ em, từ các bệnh nhiễm, hô hấp, thần kinh, tiêu hóa, cho đến những “chuyện thường ngày” như xổ giun, mọc răng, thậm chí là chuyện chọn giày, chuyện trẻ quấy khóc, dỗ không nín... Tất cả đều được chính bác sĩ Khanh tư vấn một cách ngắn gọn, dễ hiểu.
Vậy mà bỗng dưng từ chiều 11-4 bác sĩ Khanh không thể vô tư vấn được.
Nhiều phụ huynh sốt ruột không ngớt hỏi ông: “Bác sĩ đi đâu rồi?”, “Bác sĩ có sao không ạ?”. “Có phụ huynh kia rất hay nha, khi thấy tôi xuất hiện liền nhắn: mừng quá, bác sĩ đã trở lại” - ông kể, mắt ánh lên nét xúc động trước niềm vui giản dị.
Trong khi một thế lực ẩn danh nào đó trong thế giới mạng tìm cách tấn công, phá hoại trang fanpage thì cũng chính từ thế giới mạng nhiều người đã chia sẻ với bác sĩ Trương Hữu Khanh.
Có người sốt sắng “sẽ huy động đội ngũ IT giỏi nhất để bảo vệ bằng được phòng mạch”; không ít người ngỏ ý xây dựng website để “bác Khanh yên tâm tư vấn”, phục vụ cộng đồng lâu dài hơn...
“Cái gì không thể giết được bạn sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn” - bác sĩ Khanh chia sẻ lời một bài hát nước ngoài với quyết tâm sẽ tiếp tục làm và làm cho “Hỏi bác sĩ nhi đồng” hay hơn, phục vụ cộng đồng tốt hơn.
“Trước mắt mỗi ngày sẽ dành 2 giờ để tư vấn. Không còn cách nào khác, vẫn làm thôi, mặc ai đó phá” - bác sĩ Khanh nói.
“Hỏi bác sĩ nhi đồng” sẽ tiếp tục hoạt động và rất có thể nó vẫn là mục tiêu phá hoại của một ai đó trong chốn “giang hồ” mạng.
Nhưng nói như bác sĩ Khanh, trang fanpage này bị phá sẽ lập trang fanpage khác, thậm chí một trang web đàng hoàng sẽ được dựng lên để ông yên tâm tư vấn.
Chỉ tiếc là mong ước được làm việc tốt lại gặp phải những trở lực không đáng có từ cộng đồng mạng, để cuối cùng những người bị thiệt hại chính là bệnh nhi cùng các phụ huynh.
“Họ phá làm gì nhỉ? Trang này mình lập ra chỉ nhằm giúp phụ huynh có kiến thức chăm sóc sức khỏe trẻ em chứ có làm gì ai đâu?”. Câu hỏi của vị bác sĩ yêu trẻ con liệu có đủ đánh thức lương tri của những tác giả đã tấn công “Hỏi bác sĩ nhi đồng”?
Nhật Huy
Theo Tuổi trẻ
Blogger Comment
Facebook Comment