RÈN TÍNH TỰ LẬP - RÈN LÒNG TỰ TRỌNG

Trẻ có lòng tự trọng cao dễ hợp tác, dễ thành công ở trường, có nhiều bạn, thích nhưng thách đố, ham học, thích nghi với stress tốt hơn.


- Trẻ có lòng tự trọng thấp ngại nói điều mới, dễ bỏ cuộc

- Lòng tự trọng thấp do bé có ý nghĩ xấu, dỡ, ngu dốt về bản thân mà ý nghĩ này có thể xuất phát từ việc dạy của phụ huynh (như đầu ngu đầu ?, )
1. Nguy cơ giáo dục làm giảm lòng tự trọng:
- Thiếu khen ngợi, thiếu tình cảm, thiếu quan tâm
- Không công nhân thành quả của bé
- Phê phán hay hành động gây xúc phạm tổn thương cho bé
- So sánh bất lợi với anh chị em
- Thiếu động viên về sự tự chăm sóc bản thân
- Thiếu sinh hoạt thể dục đều đặn
2. Rèn lòng tự trọng:
- Khen ngợi đúng , kịp thời
- Nói với trẻ là phụ huynh sẵn sàng chăm sóc trẻ khi cần
- Dạy trẻ là người bạn tốt
- Động viên trẻ tự xây dựng mục tiêu, tự đánh giá thành quả, tự lập
- Khuyến khích trẻ bày tỏ ý kiến
- Giúp trẻ có tính hài hước
- Để trẻ tự quyết định nếu đúng
3. Khi trẻ có y nghĩ xấu , dỡ về bản thân:
- Giải thích, sai không có nghĩa là thất bại hoàn toàn, kể gương của bản thân hay người khác vế sự vượt khó trẻ sẽ hiểu ai cũng cò lỗi lầm, không ai hoàn hảo
- Giúp trẻ ứng xử đúng với điều chán nản nhất là khi thay đổi môi trường mới, năm học mới nhưng không kỳ vọng quá nhiều ở bé
‪#‎hbsndrentulap‬

Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng
Share on Google Plus

Unknown

(1) Tập hợp các giải đáp thắc mắc về bệnh trẻ em từ Fanpage "Hỏi bác sĩ nhi đồng" của BS.Trương Hữu Khanh, BV Nhi Đồng 1. (2) Quy trình chăm sóc trẻ và các quy trình kỹ thuật cô Thanh Nga đã biên soạn đơn giản hóa các bước thực hiện cho các mẹ/người chăm sóc trẻ tham khảo khi chăm sóc bé. Các trả lời và quy trình chỉ có giá trị THAM KHẢO cho các bậc cha mẹ, không phải CHẨN ĐOÁN.
    Blogger Comment
    Facebook Comment