RÈN TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ

Tổng hợp các bài viết về rèn luyện tính tự lập cho trẻ từ Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng. 

Nguồn: https://www.facebook.com/hashtag/hbsndrentulap

Rèn luyện tính tự lập cho trẻ

BÉ NGỦ CHUNG HAY NGỦ RIÊNG VỚI BỐ MẸ

- Điều này phụ thuộc vào văn hóa, điều kiện gia đình và lứa tuổi
- Ngủ chung ở trẻ sơ sinh thì làm được phương pháp da tiếp tiếp, bú theo nhu cầu và bé có cảm giác an toàn yêu thương gắn bó
- Ngủ chung quá gắn bó thì khó tự lập và trưởng thành về mặt tình cảm theo lứa tuổi
- Không có chuẩn cho bé khi nào cho bé ngủ riêng, thường có thể cho bé ngủ trong nôi phẳng trên giường hay nôi trong phòng từ 6-12 tháng, dần đến 3 tuổi thì tự lập ngủ riêng dần để còn đi trẻ
- Bé ngủ củng cha mẹ càng lâu càng khó tách, tập bằng cách chuẩn bị 30 phút trước ngủ, chà răng, thay quần áo, hát ru, chà lưng , mát xa, dùng khăn, gối có mùi của mẹ , tập từ từ

(Chia sẻ của chuyên gia tâm lý bv nhi đông 1)


RÈN TỰ CẦM BÌNH BÚ, RÈN TỰ ĂN, RÈN UỐNG LY VÀ ỐNG HÚT

- 5-6 tháng là tập tữ cầm bình bú được rồi, 2 bàn tay cùng cầm bình sữa đưa 
- Tập tự ăn khi: bé thích chơi với thức ăn; cúi đầu về phía trước, há miệng muốn ăn miếng kế tiếp; thích ăn 1 món ăn nào đó hơn thứ khác; tự với thức ăn và chén muỗng và tự đưa vào miệng
- Tập nhai thức ăn: cắt nhỏ làm nhỏ bẳng ngón tay, nghiền khoai tây làm như ngón tay, bánh (coi chừng nghẹn)
- Tập ăn muỗng; khi bé ngồi vững dựa chút vào bàn là tập, khi bé chơi với muỗng mà tình cờ thấy bé tự múc thức ăn , đa số bé 2 tuổi là tự ăn muỗng được rồi, dùng muỗng tay cầm ngắn, cong; dĩa thành bên cao, chén có thành dễ gặm
- Tập dùng ống hút, tập uống ly.

LỚN MÀ PHU HUYNH VẪN PHẢI ĐÚT, VẪN CÒN NGẬM BÌNH LÀ KHÔNG CÓ ĐƯỢC, TÍNH TỰ LẬP KHÔNG ỔN


RÈN TỰ ĐI VỆ SINH 

- Thường là sau 2 tuổi sẽ biết tự đi vệ sinh và từ 2-3 tuổi sẽ quen dần
- Rèn khi: trẻ nói rành biết nói điều bé cần, biết kêu khi tẻ hay ị, biết bắt chước nhiều, thích làm theo ý phụ huynh, chịu ngồi bô
- Tập ngồi bô : chọn bô thích hợp, tập mỗi lần tầm 5 phút; phụ huynh kể chuyện hay cho bé tự ngâm cứu gì đó; nếu 2 tuần không đạt thì ngưng, 2-3 sau tập lại
- Bé biết kêu khi tiểu ị , biết tự tiểu tiện thì khen ngợi để bé hãnh diện khi đã lớn, không chế diễu hay phạt nếu bé chưa biết tự vệ sinh
- Dùng từ giống nhau khi tập bé tự vệ sinh trong giai đoạn đầu


RÈN MẶC CỞI QUẦN ÁO

- Ngay từ nhỏ khi thay quần áo cũng nên thủi thỉ, tay đâu, chân đâu, đầu đâu...
- Lớn chút khi thay quần áo bé thích tồng ngồng chạy lông nhông cũng là bình thường
- Gần 10 tháng: tập dần, giúp bé kéo chân, tay ra khỏi ống quần tay áo
-10-12 tháng: tập tự đư tay và chân vào ống quần tay áo, đưa chân lên khi mang giầy
- Trên 12 tháng tập tháo giầy khi nới dây sẵn
- 13 tháng tập giữ cổ cứng khi kéo áo qua đầu, tập gọi cái nào là quần , cái nào là áo là giầy là vớ...
- 16 tháng tự cởi mũ và vớ
- 18 tháng tự độ mủ tập kéo khóa kéo , tập mở nút lớn
- 18-24 tháng tự cởi quần áo không cần giúp; quay lưng vờ để bé tự làm từ từ
- Trên 24 tháng tập mang giầy, tập cởi quần dài
- 26 tháng hơn nên để bé tự mặc , cởi quần áo, giúp ít thôi
- 30 tháng tập tự treo quần áo lên
- Gần 3 tuỗi tập thắt dây nịt, tập phân biệt mặt trái mặt phải
- Sau 3 tuổi là hoàn thiện dần, 4 - 6 tuổi tập dán miếng dán giầy, tập thắt dây giầy 

(Chia sẻ của chuyên gia tâm lý nhi đồng 1)


RÈN TÍNH TRÁCH NHIỆM

- Không kiểm soát hoàn toàn trẻ mà cung cầp nhưng giới hạn và chọn lựa để bé trỡ thành người có trách nhiệm
- Dạy bé ngay từ nhỏ, biết cái gì được làm , không được làm, cách đạt được mục đích bằng hành động nào đúng, hành động nào không đúng
- Ngay sau sinh bé khóc được ẵm lên và tìm nguyên nhân ị tè đói khóc giúp bé hiểu được khi cần gì sẽ khóc lên
- Làm gương là cách tốt nhất để rèn tinh thần trách nhiệm vì bé thích bắt chước
- Khi bé gặp khó khăn trong một việc , một trò chơi, giúp kịp thời nhưng không quá sớm bé đương đầu nhưng không nản chí
- Tùy lứa tuổi mà tập tính trách nhiệm, 2 tuổi là tập dọn đồ chơi sau khi chơi, 4 tuổi là tự mặc quần áo...
- Khen ngợi khích lệ là quan trọng; tôn trọng bé đúng mức
- Kỷ luật công bằng, bé sẽ thấy chán nản khi luôn bị trách mắng và phạt thô bạo, tìm nguyên nhân trước, tùy lứa tuổi , giải thích trước rồi hãy kỷ luật công bằng, vì có chuyện mới trẻ không thể biết mức độ đúng sai, vì dụ trẻ 1 tuổi thích nắm đuôi kéo tai súc vật mà không biết đó là sai
- CHA MẸ TỐT: nhận trách nhiệm thay cho bé - bảo vệ bé quá mức- cho bé mọi thứ không điều kiện - nuông chiều qua mức - đáp ứng mọi nhu cầu
- CHA MẸ TRÁCH NHIỆM: khích lệ tính độc lập - cho bé chịu trách nhiệm- từ chối làm mọi thứ cho bé - biết khi nào nói "không" với bé - định ra các chuẩn thực tế bé được, phải làm và không được làm, không cần giúp.

RÈN TÍNH TỰ LẬP - TỪ CON CƯNG ĐẾN "CON HƯ"

Thường gặp ở con một do nuông chiều trở thành người chỉ huy, điều khiển mọi thứ đâm ra thành "con hư"
Có thể khi :
1 Từ mới sinh đến 3 tuổi: 
- Giấc ngủ bất thường dỗ mọi cách không nín
- Bữa ăn là 1 trận chiến từ chối ăn đặc, nôn ói, không nhai, chờ ngủ mới chịu bú
- Khó giữ vệ sinh, tiêu tiêu bừa bãi, tùy hứng
- Cơn giận khi không được thỏa mãn
- Khóc tới mức tím
- Không chịu đi trẻ than đau bụng, ho khi đi trẻ
- Không chịu hòa nhập giao tiếp

2. 4- 13 tuổi:
- Đòi đồ chơi điện tử mới, đập phá đồ chơi
- Thích thay đổi sinh hoạt giải trí
- Mê sắm đồ, mê tivi

3. Vị thành niên: nhiều vấn đề
(Chia sẻ của chuyên gia tâm lý nhi đồng 1)
Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng
Share on Google Plus

Unknown

(1) Tập hợp các giải đáp thắc mắc về bệnh trẻ em từ Fanpage "Hỏi bác sĩ nhi đồng" của BS.Trương Hữu Khanh, BV Nhi Đồng 1. (2) Quy trình chăm sóc trẻ và các quy trình kỹ thuật cô Thanh Nga đã biên soạn đơn giản hóa các bước thực hiện cho các mẹ/người chăm sóc trẻ tham khảo khi chăm sóc bé. Các trả lời và quy trình chỉ có giá trị THAM KHẢO cho các bậc cha mẹ, không phải CHẨN ĐOÁN.
    Blogger Comment
    Facebook Comment