TRỚ, ỌC, ÓI, SẶC

Con nít tự nhỏ đến lớn mà không bị vụ này mới là lạ. Đa số là sẽ tự ổn nên phụ huynh nên từ từ tính.


Trẻ ọc sữa

1. Trớ ọc thường lớn dần sẽ hết: phòng
- Đừng để đói quá mới cho bú
- Bú yên tĩnh, đừng ồn quá, đừng vừa bú vừa hóng vừa chơi, tư thế thoải mái, tư thế ẵm đúng (coi mấy cái hình)
- Nếu do sữa xuống nhanh thì coi cái hình luôn
- Sau bú đừng xóc, giỡn, đừng ép bụng
- Bú bình thì coi lỗ núm vú không quá nhỏ hay quá lớn, cầm bình sao cho sữa phải ngập núm

2. Ói có thể do đau họng, do đường ruột, ói vậy chứ không nhiều đâu (bài ói có bàn rồi)

3. Sặc
- Vật lạ thì bàn rồi
- Sặc nước thường là vứa khóc vừa uống 
- Chế thuốc đừng chế giữa môi, chế bên mép
- Không có bịt mũi khi uống thuốc
- Không có dùng ống chích rữa mũi


KHI BÉ ĐANG ỌC ÓI SẶC THÌ NẰM NGHIÊNG SANG 1 BÊN, DỰNG BÉ LÊN ĐỂ BỚT ỌC ÓI CHỈ LÀM BÉ MỆT THÊM THÔI
SAU ÓI, ỌC, SẶC ĐỪNG ÉP BÉ BÚ LIỀN ĐỂ BÉ NGHỈ CHÚT

Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng

Share on Google Plus

Unknown

(1) Tập hợp các giải đáp thắc mắc về bệnh trẻ em từ Fanpage "Hỏi bác sĩ nhi đồng" của BS.Trương Hữu Khanh, BV Nhi Đồng 1. (2) Quy trình chăm sóc trẻ và các quy trình kỹ thuật cô Thanh Nga đã biên soạn đơn giản hóa các bước thực hiện cho các mẹ/người chăm sóc trẻ tham khảo khi chăm sóc bé. Các trả lời và quy trình chỉ có giá trị THAM KHẢO cho các bậc cha mẹ, không phải CHẨN ĐOÁN.
    Blogger Comment
    Facebook Comment