- Trẻ thì thế nào cũng bị ho, nhiều khi 1 năm vài lần, 3-4 tuổi mới bớt
- Ho có thể do họng, do mũi, do phế quản, do tiểu phế quản, do phổi, do trào ngược...
- Ho mà ói luôn cũng không gì lạ
1. Khi nào đi khám:
- Trẻ dưới 3 tháng mà ho nhiều
- Thở nhanh
- Thở lõm ngực
- Kèm sốt cao quá, li bì quá, bỏ bú bỏ ăn
- Ho kéo dài
2. Thuốc ho:
- An toàn, có thể tự dùng, liều hơi dư cũng không sao là thuốc ho thảo dược; các thuốc tự chế theo dân gian nhưng bảo đảm sạch
- Thuốc tân dược thì phải có chỉ định của bác sĩ, đọc tờ hướng dẫn
nhiều khi không chính xác, khi cần phải dùng vì ho quá ói, ho quá ngủ
không được bệnh nặng thêm rồi lại ho thêm
- Thuốc ho tân dược loại
siro phải dùng liều chính xác, nên dùng ống chích đong theo ml, chứ
muỗng cà phê bây giờ nhiều loại lắm
3. Kháng sinh:
- Đa số là do vi rút
- Tổ chức y tế thế giới cho [hép dựa vào nhịp thở tăng hay rút lõm thì dùng kháng sinh
- Tùy bác sĩ khám
4. Thuốc long đàm:
- Tùy bệnh có bệnh uống vô long đàm ho còn dzữ hơn; có bệnh uống vô long đàm ho nhiều hơn chút nhưng nhẹ thở
- Tùy theo bác sĩ khám
5. Khí dung:
- Khi bị suyễn hay nghi ngờ suyễn thì phun khí dung
- Phun nước muối sinh lý thường chả ăn thua gì
6. Tập vật lý trị liệu lấy đàm:
- Khi cần hãy làm: khi bé xẹp phổi, tắc nghẽn mà không khạc được, đa số nghiên cứu cho thấy phương pháp này chả giúp gì nhiều
7. Kiêng ăn:
- Nếu suyễn thì nên kiêng ăn các món đã từng làm lên cơn suyễn
- Còn không suyễn ăn gì vào thấy ho thêm thì hãy kiêng: thường là đồ hải sản, thịt bò, các loại hạt
8. Phòng - chăm sóc tại nhà
- Đang bệnh thì đủ sữa, đủ nước là quan trọng
- Chăm sóc tốt chích ngừa, ngủ đủ, đủ nước, ăn đủ, sinh hoạt tránh nóng quá, lạnh quá, tránh khói bụi nhất là khói thuốc
9. Không hết thì khám bác sĩ khác, tin bác sĩ nào thì khám bs đó.
Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng
Blogger Comment
Facebook Comment