TRẺ BỊ ĐUỐI NƯỚC

Hướng dẫn xử lý trẻ bị đuối nước và cách phòng tránh.

Trẻ bị đuối nước


1. NÊN:
- Ngay lập tức đưa trẻ ra khỏi nước. Đặt nằm chỗ khô ráo và thoáng. Kêu thêm người đến giúp
- Nếu trẻ bất tỉnh nhưng vẫn còn thở, cho trẻ nằm nghiêng một bên để nước từ đường thở, trong bụng ra ngoài và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất
- Nếu trẻ tím tái không thở, nhưng tim còn đâp, phải thổi ngạt ngay: Áp miệng thật sát vào mũi và miệng trẻ, thổi 2 lần liên tiếp, cứ 4 giây cho thổi 2 lần liên tiếp cho đến khi trẻ thở lại đều
- Nếu tim ngừng đập, thực hiện ấn tim - thổi ngạt . Ấn vùng 1/2 dưới của xương ức đều đặn theo nhịp 30 lần ấn xen kẻ 1 lần thổi ngạt. Ấn tim và thổi ngạt cho đến khi tim đập lại và trẻ thở đều, hồng hào.

2. KHÔNG NÊN:
- Không xốc nước, không vác bé chạy vòng vòng cho ra nước. Cáh này không tác dụng gì chỉ làm chậm thêm cơ hội cứu sống trẻ
- Các cách chữa mẹo dân gian đều không hiệu quả

3. PHÒNG:
- Trẻ có thể đuối nước dù lượng nước đủ ngập mặt trẻ vì trẻ té úp mặt và không thể tự đứng lên - trẻ phải trong tầm mắt người lớn
- Trẻ biết bơi là tốt nhưng bơi tốt vẫn có thể đuối nước. Dạy trẻ, nghiêm khắc không cho trẻ bơi những nơi không an toàn
- Nghỉ hè về quê là phải chú ý phòng đuối nước.

Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng
Share on Google Plus

Unknown

(1) Tập hợp các giải đáp thắc mắc về bệnh trẻ em từ Fanpage "Hỏi bác sĩ nhi đồng" của BS.Trương Hữu Khanh, BV Nhi Đồng 1. (2) Quy trình chăm sóc trẻ và các quy trình kỹ thuật cô Thanh Nga đã biên soạn đơn giản hóa các bước thực hiện cho các mẹ/người chăm sóc trẻ tham khảo khi chăm sóc bé. Các trả lời và quy trình chỉ có giá trị THAM KHẢO cho các bậc cha mẹ, không phải CHẨN ĐOÁN.
    Blogger Comment
    Facebook Comment