TẮC TIA SỮA

Chia sẻ của Bác sĩ Lê Ngọc Anh Thy - chuyên tư vấn sữa mẹ.


1. NGHI NGỜ:
- Sờ thấy 1 khối hay nhiều khối căng tức
- Vùng bị tắc có thể đỏ, nóng, đau.
- Mẹ có thể sốt, lạnh run, rêm mình

2. XỬ TRÍ:
- Uống giảm đau hạ sốt được, uống bớt đau thì massage dễ hơn.
- Không cần kháng sinh
- Mẹ cân tiến hành thông tia càng nhanh càng tốt. dù là ban đêm , dù là mệt 1 chút
- Dẹp hết những việc nhỏ trong nhà, dành thời gian nghỉ ngơi
- Cho con bú/hút tích cực bên bị tắc, ít nhất mỗi 2 giờ
- Chườm ấm để làm tan vùng tắc tia
- Chườm lạnh giúp giảm đau
- Uống nhiều nước, dinh dưỡng đầy đủ để giúp mẹ tăng cường sức khỏe, tăng đề kháng

CÂU CHÂM NGÔN: CHƯỜM ẤM - MASSAGE - LÀM TRỐNG NGỰC - NGHỈ NGƠI


Trước khi cho con bú/hút sữa
- Chườm ấm và massage
Massage: nhẹ nhàng nhưng phải tạo được 1 lực chắc chắn tương đối lên nơi đang bị tắc, massage từ nơi tắc hướng về phía núm vú.
Thời điểm massage: Trước khi cho bú/hút; Trong khi cho bú/hút; Sau khi cho bú/hút
Chườm ấm: giúp sữa nơi bị tắc dễ tan ra. Không chườm quá nóng sẽ gây bỏng rát da.

- Tắm bồn bằng nước ấm: nếu nhà mẹ nào có bồn tắm, có thể ngâm mình và toàn bộ ngực vào trong bồn nước ấm, vừa ngâm vừa massage ngực bị tắc.
- Tắm bằng nước vòi sen ấm: mẹ đứng dưới vòi sen, cho nước ấm nóng có thể chịu được, trực tiếp xịt lên vùng ngực bị tắc. Mẹ có thể dùng 1 cái lược có răng to, ấn nhiều lần vào cục xà phòng để cho cái lược thật trơn, sau đó chải dọc từ nơi tắc hướng về phía núm vú.
- Lưu ý: không mặc áo ngực, k để quần áo hay ngón tay chèn vào các vị trí ống sữa
Share on Google Plus

Unknown

(1) Tập hợp các giải đáp thắc mắc về bệnh trẻ em từ Fanpage "Hỏi bác sĩ nhi đồng" của BS.Trương Hữu Khanh, BV Nhi Đồng 1. (2) Quy trình chăm sóc trẻ và các quy trình kỹ thuật cô Thanh Nga đã biên soạn đơn giản hóa các bước thực hiện cho các mẹ/người chăm sóc trẻ tham khảo khi chăm sóc bé. Các trả lời và quy trình chỉ có giá trị THAM KHẢO cho các bậc cha mẹ, không phải CHẨN ĐOÁN.
    Blogger Comment
    Facebook Comment