PHỎNG - TAI NẠN THƯỜNG GẶP Ở TRẺ

Hướng dẫn xử lý trường hợp phỏng ở trẻ em.

phỏng - bỏng ở trẻ em

1. NÊN
- Bình tĩnh, mở quần áo ngay nếu chất gây phỏng còn trên quần áo
- Dội ngay, dôi liên tục nước lạnh sạch lên vết phỏng. Việc này đơn giản nhưng rất cần thiết vì giúp hạ nhiệt nhanh vùng bị phỏng
- Nếu phỏng sâu, phỏng diện tích lớn hơn lòng bàn tay trẻ nên đi bệnh viện
- Bôi loại kem chuyên dùng cho phỏng

2. KHÔNG NÊN LÀM
- Không nên đắp nước mắm, không con giấm, không bôi kem đánh răng, không bôi các loại thuốc đặc trị cho vết phỏng.
- Vì các chất này sẽ làm vết phỏng tiết dịch nhiều hơn, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết phỏng.

3. PHÒNG
- Nếu trong nhà có sử dụng máy nước nóng thì nên đặt nhiệt độ tối đa là 50oC
- Đừng rời mắt khỏi bé, đừng nghĩ bé còn nhỏ, còn chậm, không thể đến vật có thể gây phỏng. Tuyệt đối không để trẻ con ở một mình trong phòng tắm hay nhà bếp.
- Không vừa ẵm bé vừa làm bếp.

Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng
Share on Google Plus

Unknown

(1) Tập hợp các giải đáp thắc mắc về bệnh trẻ em từ Fanpage "Hỏi bác sĩ nhi đồng" của BS.Trương Hữu Khanh, BV Nhi Đồng 1. (2) Quy trình chăm sóc trẻ và các quy trình kỹ thuật cô Thanh Nga đã biên soạn đơn giản hóa các bước thực hiện cho các mẹ/người chăm sóc trẻ tham khảo khi chăm sóc bé. Các trả lời và quy trình chỉ có giá trị THAM KHẢO cho các bậc cha mẹ, không phải CHẨN ĐOÁN.
    Blogger Comment
    Facebook Comment