LỊCH TIÊM CHỦNG VÀ NHỮNG HIỂU LẦM CẦN BIẾT

Hiện nay phụ huynh rất quan tâm đến vấn đề tiêm chủng cho con em mình. Hãy cùng xem lịch tiêm chủng và các hiểu lầm về tiêm chủng dưới đây.


LỊCH TIÊM CHỦNG

- Lịch tiêm chủng là không cứng nhắc cố định, do đó áp dụng khác nhau tùy nơi. Nguyên tắc chung của phòng ngừa là phải ngừa sớm, trước khi có bệnh hay có dịch xảy ra. Nếu bắt đầu trễ thì cố gắng theo sát lịch để kịp với các bé khác. Nhưng cũng không thể quá sớm trước tuổi qui định được, vì vắc xin không hiệu quả. 

- Lịch trong hình là bảo vệ sớm và thuận tiện. Phụ huynh xem hình tham khảo, mang phiếu tiêm và đến nơi tiêm tư vấn cụ thể cho từng trường hợp.
Lịch tiêm ngừa trẻ em đến 15 tuổi
Hình đã được tác giả chấp thuận cho đăng - có bổ sung vắc xin

 NHỮNG HIỂU LẦM VỀ TIÊM CHỦNG
  1. Uống kháng sinh không tiêm ngừa được: Sai. Kháng sinh không ảnh hưởng tới bất kỳ vắc xin nào (chỉ 1, 2 ngoại lệ hiếm hoi).
  2. Bệnh không tiêm ngừa được: Không đúng lắm. Bệnh nhẹ (cảm ho sổ mũi, viêm tai giữa, tiêu chảy nhẹ), không sốt hoặc chỉ ấm đầu là chích ngừa được. Trẻ có bệnh mạn tính (gan, phổi, thận, tim, …) rất cần được tiêm ngừa.
  3. Bệnh mới hết không tiêm ngừa được: Sai. Giai đoạn bệnh phục hồi không ảnh hưởng tới hiệu quả vắc xin.
  4. Sinh non hoặc nhẹ ký không tiêm ngừa được: Sai. Lịch chích ngừa là theo tuổi, không theo cân nặng. Trẻ sơ sinh <2kg khi cần vẫn chích viêm gan B như thường, dù hiệu quả có kém hơn. Trẻ suy dinh dưỡng lại cần được tiêm ngừa hơn.
  5. Dị ứng không tiêm ngừa được: Không đúng lắm. Trẻ bị phản ứng nặng với các thành phần của vắc xin thì không chích được. Chỉ dị ứng nhẹ hoặc dị ứng với các thứ không có trong vắc xin thì vẫn tiêm được.
Cha mẹ vui lòng đọc hết giải đáp thắc mắc các bài viết có nhãn TIÊM VACXIN để tránh hỏi các câu hỏi lặp lại. Các câu hỏi trùng lắp sẽ bị xóa đi để dành không gian cho câu hỏi mới.

Lưu ý: Các giải đáp thắc mắc của bác sĩ từ Fanpage đang được đồng bộ sang bình luận cuối bài.


Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng
Share on Google Plus

Unknown

(1) Tập hợp các giải đáp thắc mắc về bệnh trẻ em từ Fanpage "Hỏi bác sĩ nhi đồng" của BS.Trương Hữu Khanh, BV Nhi Đồng 1. (2) Quy trình chăm sóc trẻ và các quy trình kỹ thuật cô Thanh Nga đã biên soạn đơn giản hóa các bước thực hiện cho các mẹ/người chăm sóc trẻ tham khảo khi chăm sóc bé. Các trả lời và quy trình chỉ có giá trị THAM KHẢO cho các bậc cha mẹ, không phải CHẨN ĐOÁN.
    Blogger Comment
    Facebook Comment