Đáng lưu ý là bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ từ 1-3 tuổi, nhưng trong đợt này trẻ mắc bệnh tay chân miệng nặng thường dưới 1 tuổi.
BS Trương Hữu Khanh, trưởng khoa nhiễm - thần kinh BV Nhi Đồng 1 (TPHCM), cho biết sau thông tin một cháu bé 8 tháng tuổi ở Q.Tân Phú, TPHCM mắc bệnh tay chân miệng tử vong, nhiều cha mẹ có con bị bệnh tay chân miệng đã đòi bác sĩ cho con họ nhập viện cho yên tâm.
Không chỉ các cha mẹ lo lắng mà nhiều bác sĩ cũng có tâm lý lo lắng nên có nhiều trường hợp trước đó chỉ cần điều trị ngoại trú giờ đã cho nhập viện.
Do vậy, dù mới vào mùa nhưng số trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhập viện đã tăng gấp đôi so với hai tuần trước đó. Đáng lưu ý là bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ từ 1-3 tuổi, nhưng trong đợt này trẻ mắc bệnh tay chân miệng nặng thường dưới 1 tuổi.
BS Khanh dự báo bệnh tay chân miệng sẽ tiếp tục tăng đến tháng 12 năm nay. Những ngày gần đây, trung bình số trẻ mắc bệnh tay chân miệng nằm điều trị mỗi ngày tại khoa nhiễm - thần kinh BV Nhi Đồng 1 khoảng 70-80 trẻ, có ngày tăng lên 100 trẻ và đỉnh điểm là 120 trẻ, trong khi hai tuần trước đó con số này chỉ 30-40 trẻ.
Không chỉ các cha mẹ lo lắng mà nhiều bác sĩ cũng có tâm lý lo lắng nên có nhiều trường hợp trước đó chỉ cần điều trị ngoại trú giờ đã cho nhập viện.
Do vậy, dù mới vào mùa nhưng số trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhập viện đã tăng gấp đôi so với hai tuần trước đó. Đáng lưu ý là bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ từ 1-3 tuổi, nhưng trong đợt này trẻ mắc bệnh tay chân miệng nặng thường dưới 1 tuổi.
BS Khanh dự báo bệnh tay chân miệng sẽ tiếp tục tăng đến tháng 12 năm nay. Những ngày gần đây, trung bình số trẻ mắc bệnh tay chân miệng nằm điều trị mỗi ngày tại khoa nhiễm - thần kinh BV Nhi Đồng 1 khoảng 70-80 trẻ, có ngày tăng lên 100 trẻ và đỉnh điểm là 120 trẻ, trong khi hai tuần trước đó con số này chỉ 30-40 trẻ.
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ từ 1-3 tuổi |
Tương tự, tại khoa nhiễm BV Nhi Đồng 2, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng nằm điều trị trong những ngày này cũng ở mức 60 trẻ, tăng gấp đôi so với hai tuần trước đó.
Ngày 1/10, tại cuộc giao ban của Sở Y tế với các quận huyện, BS Nguyễn Trí Dũng, GĐ Trung tâm Y tế dự phòng thành phố, cũng cho biết số trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhập viện tăng đột biến trong hai tuần nay. Trong tháng 8/2014 cả thành phố chỉ có 519 ca tay chân miệng, sang tháng 9 đã tăng lên 799 ca (tăng gần 300 ca).
BS Đỗ Châu Việt, trưởng khoa nhiễm BV Nhi Đồng 2, nhấn mạnh bệnh tay chân miệng do siêu vi gây ra và không phải bệnh nhi nào mắc bệnh tay chân miệng cũng diễn biến thành bệnh nặng.
Chỉ có 5-10% số trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhập viện điều trị và trong số này cũng chỉ có 5-10% cần được điều trị trong phòng cấp cứu.
Do vậy, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng. Cho đến nay bệnh chưa có thuốc chủng ngừa, cũng chưa có thuốc đặc trị nên việc phát hiện triệu chứng bệnh, dấu hiệu trở nặng của bệnh là rất quan trọng để xử lý kịp thời.
Dấu hiệu trở nặng đầu tiên cần phát hiện là trẻ sốt cao nhưng khó hạ, sau đó trẻ sẽ có những triệu chứng như giật mình, run tay, run chân, ói mửa... Khi thấy trẻ có những triệu chứng này cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
BS Khanh khuyến cáo các phụ huynh có con dưới 1 tuổi cần phải lưu ý khi đi từ ngoài về cần rửa tay sạch rồi mới chăm sóc trẻ. Trẻ có anh, chị đi học ở trường về cũng phải rửa sạch tay mới cho chơi với trẻ để tránh tình trạng đưa mầm bệnh từ bên ngoài về lây cho trẻ.
Ngày 1/10, tại cuộc giao ban của Sở Y tế với các quận huyện, BS Nguyễn Trí Dũng, GĐ Trung tâm Y tế dự phòng thành phố, cũng cho biết số trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhập viện tăng đột biến trong hai tuần nay. Trong tháng 8/2014 cả thành phố chỉ có 519 ca tay chân miệng, sang tháng 9 đã tăng lên 799 ca (tăng gần 300 ca).
BS Đỗ Châu Việt, trưởng khoa nhiễm BV Nhi Đồng 2, nhấn mạnh bệnh tay chân miệng do siêu vi gây ra và không phải bệnh nhi nào mắc bệnh tay chân miệng cũng diễn biến thành bệnh nặng.
Chỉ có 5-10% số trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhập viện điều trị và trong số này cũng chỉ có 5-10% cần được điều trị trong phòng cấp cứu.
Do vậy, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng. Cho đến nay bệnh chưa có thuốc chủng ngừa, cũng chưa có thuốc đặc trị nên việc phát hiện triệu chứng bệnh, dấu hiệu trở nặng của bệnh là rất quan trọng để xử lý kịp thời.
Dấu hiệu trở nặng đầu tiên cần phát hiện là trẻ sốt cao nhưng khó hạ, sau đó trẻ sẽ có những triệu chứng như giật mình, run tay, run chân, ói mửa... Khi thấy trẻ có những triệu chứng này cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
BS Khanh khuyến cáo các phụ huynh có con dưới 1 tuổi cần phải lưu ý khi đi từ ngoài về cần rửa tay sạch rồi mới chăm sóc trẻ. Trẻ có anh, chị đi học ở trường về cũng phải rửa sạch tay mới cho chơi với trẻ để tránh tình trạng đưa mầm bệnh từ bên ngoài về lây cho trẻ.
Theo Tuổi trẻ
Blogger Comment
Facebook Comment